Ẩm thực Sapa - đậm chất thiên nhiên
Đồ nướng ở Sapa
Đã đến Sapa thì không thể không thưởng thức đồ nướng bởi cái cảm giác vừa ăn vừa xuýt xoa cái sự nóng xen lẫn với cái sự cay trong tiết trời se lạnh rất đặc trưng của Sapa.
- Săn ngay mua vé máy bay online giá rẻ tại bay rẻ nhất
Có vô vàn các món nướng mà với cái dạ dày của bạn thì trong một bữa không thể thưởng thức hết được các món. Từ những đồ ăn rất dân dã như củ khoai, củ sắn, trứng gà, cánh gà, ... cho đến những món mang đậm đà hương vị Tây Bắc như thịt bò cuốn cải Mèo, cá suối nướng, cơm lam .... tất cả như hòa quyện lại tạo nên một hương vị riêng cho ẩm thực ở Sapa.
Một số món nướng ở Sapa cho bạn lựa chọn
Thịt lợn cuốn rau cải Mèo
Thịt bò buốn rau cải Mèo
Cơm lam nướng
Ngô nướng
Bò tẩm gia vị nướng
Thịt lợn tẩm gia vị nướng
Chân gà
, cánh gà nướng
Trứng nướng
Đậu phụ xiên nướng
Cá suối nướng
Cà tím nướng
Dạ dày nướng
Các loại nấm nướng
Đến với Sapa các bạn hãy cứ dành thời gian thăm thú các địa điểm du lịch ở Sapa, ngắm cảnh núi rừng, khám phá những nét văn hóa độc đáo qua các lễ hội đặc sắc của các dân tộc Sapa cho đến khi chân đã mỏi và bụng đã rỗng, đấy chính là lúc thích hợp để ghé chân thưởng thức các món nướng. Chọn cho mình một quán bất kỳ mà bạn thích, trong nhà, trong chợ hay bất cứ một quán vỉa hè nào bên đường... Bước chân vào quán, việc đầu tiên là hãy chọn cho mình một thực đơn các món yêu thích rồi đặt riêng lên khay, trong lúc chờ đợi đến lượt đồ của mình được đưa lên bếp thì hãy cứ từ từ ngồi bên cạnh bếp than hồng, làm ấm cơ thể và cảm nhận cái hương vị thơm nống của thức ăn quện lẫn với mùi than hồng. Càng đói thì chút nữa ăn càng ngon, càng cảm nhận được hương vị của món nướng.
Nguyên liệu của các món nướng cũng vẫn là những miếng thịt bò, thịt lợn thôi nhưng nhờ cách chế biến, tẩm ướp khéo léo cũng như sự kết hợp riêng với các loại rau thơm đặc trưng mà chỉ Sapa mới có tạo nên hương vị riêng hoàn toàn khác biệt với những món nướng mà bạn đã ăn ở nơi khác, cũng chính nhờ vị chua chua ngọt ngọt của những lá rau rừng đó mà bạn có ăn nhiều một chút cũng chẳng hề cảm thấy ngán. Nhâm nhi vài ngụm rượu San Lùng cay nồng khi thưởng thức món nướng cũng làm cho bạn ấm bụng hơn giữa tiết trời se lạnh Sapa. >>Ghé thăm trang tin vặt xem nhiều thông tin hot
Cải mèo Sapa
Cây cải Mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn. Rau cải Mèo loại nhỏ, lá có lông ăn ngon hơn. Trước đây, đồng bào chỉ quen trồng cải Mèo để ăn chứ không bán nên chẳng chú trọng gì. Thường thì người dân địa phương không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt.
Thực ra, cải Mèo là một loại rau đặc sản sạch hiếm có, ăn ngon và rất giòn. Vì là giống cải đã được tự nhiên khắt khe chọn lọc, nên cải Mèo có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Chúng trồng được trên nhiều chất đất, nhất là những đất đồi thấp, thậm chí đất xấu cũng mọc được. Khi đến một gia đình người Mông, nếu được mời ở lại ăn cơm, chủ nhà chỉ cần ra đồi nhà nhổ vài cây cải mọc len lỏi trên các hốc đá hoặc tỉa một vài bẹ lá là đã có một bữa rau sạch đãi khách.
Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quện với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.
Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Nhiều người còn dùng cải Mèo trong danh sách các loại rau để ăn lẩu. Để dễ ăn, dùng những cây nhỏ, mới nhú được vài lá non, nhúng qua nồi lẩu nóng nghi ngút, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, tươi mởn của rau. Nên nhớ, dù nấu món gì thì người nội trợ vặn rau thành từng đoạn chứ không thái, như thế mới giữ được vị đậm đà của rau.
Rau Susu ở Sapa
Hiện nay, vùng trồng Susu ở huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quý Hồ, khu Viôlet (thị trấn Sa Pa).
Trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp là điều kiện lý tưởng đã tạo lợi thế cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây Su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng, như quả Su su và ngọn Su su.
Do được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho Su su Sa Pa có vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng. Rau Su su trồng tại Sa Pa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng
Từ Thác Bạc về Sapa bạn sẽ nhìn thấy cảnh những gùi su su được bày bán bên đường như này
Có một đặc điểm khác biệt so với Su su trồng ở các địa phương khác, là rau Su su Sa Pa chỉ trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. Vì vậy, có những gốc Su su ở Sa Pa có tuổi đời hàng chục năm. Sau mỗi một mùa thu hoạch từ tháng 4 - 11 hàng năm, người dân lại cắt bỏ các dây Su su ở trên mặt đất, đồng thời tiến hành bón phân chăm sóc cho phần gốc. Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết rét đậm đầu năm kéo dài, lại có tuyết rơi nên mùa thu hoạch Su su ở Sa Pa muộn hơn so với mọi năm.
Lợn cắp nách Sapa
Tại các phiên chợ vùng cao Lào Cai, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân địa phương bày bán những con lợn nhỏ có trọng lượng không lớn (dưới 20kg), nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện, cái tên lợn "cắp nách" có lẽ bắt nguồn từ đó. Lợn "cắp nách" là giống riêng của người dân vùng cao, việc nuôi khá đơn giản. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc, những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn. Sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên những con lợn "cắp nách" có sức đề kháng rất tốt, sống khoẻ mạnh như những con thú hoang.
Mỗi con lợn "cắp nách" thường được nuôi thả khoảng trên dưới một năm, nơi nào có điều kiện sống tốt thì lợn nhanh lớn, nhưng cũng chỉ trên dưới 20kg, còn không thì chỉ được khoảng 10kg. Giờ đây, những phiên chợ vùng cao như: Mường Hum, Sín Chéng, Bắc Hà, Sapa… có rất nhiều lợn "cắp nách" được bà con mang ra bán. Những nhà hàng hay người dân ở thành phố Lào Cai và một số tỉnh lân cận thường đến mua.
Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và hấp dẫn như nướng, xào, hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn. Những thứ gia vị độc đáo này được trộn lẫn cùng muối, ớt xanh tạo nên một thức chấm độc nhất vô nhị, những miếng thịt ba chỉ hấp hay những khúc lòng mà thiếu đi gia vị này coi như mất đi một phần hương vị. Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn "cắp nách" chắc chắn sẽ nhớ mãi.
Cá Suối Sapa
Sa Pa không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trong đó nổi bật là món cá suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ.
Cá suối có nhiều loại và điều đáng nói là không hề có vị tanh. Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
Cá Hồi
Dù được nuôi ở nhiều nơi nhưng đến nay trại nuôi cá hồi Sapa vẫn là đơn vị thành công nhất. Nhiều du khách trong và ngoài nước đã có dịp khám phá, tìm hiểu về quy trình nuôi cá hồi, được tận mắt ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội ngay dưới chân Thác Bạc. Sự có mặt của những chú cá hồi vân giữa núi rừng Tây Bắc khiến cho sản phẩm du lịch Sapa trở nên hấp dẫn hơn, đa dạng hơn. Trại nuôi cá ngay dưới chân Thác Bạc là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm nhất, bởi nơi đây gần điểm du lịch và nằm ngay dưới chân Phan Xi Păng nên rất tiện dừng chân.
Ở độ cao 1.800m so với mực nước biển, những chú cá hồi vân có xuất xứ từ Châu Âu, Châu Mỹ được chăm sóc rất “chu đáo” trong những cái ao nhân tạo. Đặc điểm sinh tồn của cá hồi vân là sống trong môi trường “nước động”, nhiệt độ thấp dưới 15 độ nên toàn bộ nước trong các ao đều được dẫn bởi 1.000m đường ống từ Thác Bạc về trại cá.
Với vị ngon đậm đà, thịt có màu hồng đẹp, giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi đang là món ăn sang trọng của du khách khi đến với Sapa. Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, cá hồi Sapa có thớ săn, không có mỡ, chất lượng không thua kém cá hồi nhập khẩu, rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như: gỏi, lẩu, cháo, cá hồi nướng, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột…
Măng chua
Măng vầu mới nhú được khoảng 25 cm mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum.
Sau 20-30 ngày măng sẽ chua, dùng măng chua để nấu với cá hay các loại thịt đều được, khi nấu măng có vị chua mát, ngon, kích thích vị giác khiến có thể ăn được nhiều hơn
Nấm hương Sapa
Sapa không chỉ là vùng đất nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên mà còn là nơi lưu giữ được nét văn hóa ẩm thực tinh tế và độc đáo. Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng cho vô số các đặc sản của núi rừng vô cùng thơm ngon, trong đó không thể không kể đến nấm hương Sapa. Nấm hương Sapa về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng ăn sựt sựt đã miệng, mùi thơm tự nhiên thích hợp cho các món xào hoặc lẩu vẫn có mùi thơm của nấm mà không át đi các vị thơm của các thực phẩm đi kèm.
Leave a Comment